top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

11 CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ EQ



Trong năm qua, chúng ta đã chia sẻ với nhau nhiều thông tin về Emotional Intelligence – EQ – trí tuệ cảm xúc. Chúng ta đều biết trí tuệ cảm xúc hiện là một trong những tài sản quý giá nhất cho bất kỳ ai có mong muốn trở thành lãnh đạo và thành công trên trường quốc tế. Để rèn luyện EQ, trước hết các bạn có thể tự mình đánh giá mức độ EQ cao hay thấp của mình bằng cách theo dõi những triệu chứng EQ thấp sau đây, và sử dụng biện pháp loại bỏ dần những thói quen xấu đó.


1. You get stressed easily – Dễ bị stress: người có EQ gặp vấn đề thì giải quyết ngay, không cho phép vấn đề lớn lên và vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Vì vậy họ chẳng mấy khi bị stress. Nếu bạn hay bị stress, bạn cần xem lại cách giải quyết vấn đề của chính bản thân mình.

2. You have difficulty asserting yourself – Bạn không tự bảo vệ được mình: người có EQ rất cân bằng, họ có phong thái an nhiên, dễ thông cảm, tử tế, và tạo ra được những giới hạn về hành vi của người khác đối với bản thân. Do đó, họ rất giỏi giải quyết mâu thuẫn. Họ luôn tỏ ra cân bằng, chẳng bao giờ giận dữ hay quá khích, chẳng bao giờ phản ứng nhất thời. Họ có khả năng vô hiệu hoá những kẻ khó chịu và gây hại mà không gây ra chút phản cảm nào.

3. You have a limited emotional vocabulary – Vốn từ cảm xúc hạn chế: ai trong chúng ta cũng bị cảm xúc xâm chiếm nhưng không phải ai cũng diễn tả được cảm xúc của chính mình. Theo nhiên cứu khoa học chỉ có khoảng 36% con người có khả năng diễn đạt cảm xúc. Người có EQ kiểm soát được cảm xúc của bản thân vì họ biết cảm xúc đó là gì, tại sao nảy sinh một cách cụ thể. Cũng vì vậy họ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình một cách hiệu quả.

4. You make assumptions quickly and defend them vehemently – Đưa ra giả định quá nhanh và kịch liệt bảo vệ giả định của mình: người không có EQ đưa ra ý kiến quá nhanh, rồi bám lấy thành kiến đó mà hành xử. Chính vì vậy họ chỉ lo tìm thông tin để hỗ trợ thành kiến của mình mà thiếu đi khả năng phản biện, tìm ra các luồng thông tin trái chiều, phân tích các quan điểm khác nhau, hay tìm ra nguồn thông tin khả tin. Ngược lại, người có EQ luôn bình tĩnh. Họ cho phép dòng suy nghĩ được nuôi dưỡng và lớn dần lên. Họ chẳng bao giờ phản ứng nhanh, tức thời vì họ biết rằng phản ứng tức thời là do bị cảm xúc tức thời chi phối. Người có EQ biết phát triển ý kiến của mình dựa trên sự phân tích, đánh giá thông tin, và dựa vào nhu cầu và ý kiến của đối tượng cần nghe ý kiến.

5. You hold grudges – Hay hằn thù, ác cảm: người hay bị cảm xúc tiêu cực chi phối, hay thù hằn, ác cảm người khác thường là cách phản ứng với stress. Đó thật ra là phản ứng hết sức bình thường của con người từ thời ăn lông ở lỗ để sinh tồn. Biết vậy, nên người có EQ luôn tránh né những cảm xúc tiêu cực này, tránh để cho bản thân mình stress vì ý kiến hay cảm xúc của người khác.

6. You don’t let go of mistakes – Cứ khư khư ôm lấy lỗi lầm: người có EQ bỏ qua lỗi lầm rất nhanh. Bỏ nhưng họ không quên. Lỗi lầm trở thành thứ để nhắc nhở họ làm tốt hơn, cải tiến hay hơn cho thành công tương lai. Ngược lại, người không có EQ cứ nằm đó ôm chặt lấy lỗi lầm trong quá khứ, khóc than, đau khổ vì nó và chính vì vậy mà chẳng còn năng lượng để tiếp tục bước đi.

7. You often feel misunderstood – Luôn cho rằng mình bị hiểu lầm: khi không có EQ, lúc nào bạn cũng sợ không biết nghĩ gì về mình. Bạn luôn có cảm giác là người khác ai cũng hiểu lầm bạn. Cũng phải thôi. Cảm giác đó là do chính bạn cũng không biết phải giao tiếp và gởi thông điệp mong muốn cho người khác như thế nào. Người có EQ học cách giao tiếp tốt, giúp người khác hiểu rõ ý kiến của mình, và họ luôn học cách cải tiến để giao tiếp ngày càng tốt hơn, đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, thân thiện hơn để người khác hiểu mình tốt nhất.

8. You don’t know your triggers – Không biết nút kích hoạt cảm xúc của bản thân: ai trong chúng ta cũng có những cái nút kích hoạt cảm xúc, từ tiêu cực đến tích cực. Chỉ cần người khác biết cái nút ấy là gì và bấm nó, lập tức bạn sẽ phản ứng. Người có EQ biết rõ những cái nút cảm xúc ấy của mình là gì và vì vậy kiềm chế cảm xúc rất tốt khi có ai vô tình hay cố tình bấm nút.

9. You don’t get angry – Không bày tỏ cảm xúc như tức giận: người có EQ không phải là người lúc nào cũng “nice”, cũng hiền hoà. Họ biết cách sử dụng cảm xúc để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó, đôi khi họ cũng tỏ ra bực mình, giận, hay khó chịu. Tuy nhiên, những cảm xúc đó là cảm xúc có chủ đích để họ giải quyết vấn đề.

10. You blame other people for how they make you feel – Đổ lỗi cho người khác vì cảm xúc của mình: cảm xúc đến từ bên trong con người bạn. Khi có cảm xúc tiêu cực, con người hay có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Tại ai đó mà bạn khó chịu. tại ai đó mà bạn giận dữ, vv và vv. Thật ra trên đời này chẳng ai có tài đến nỗi có thể làm bạn chuyển từ trạng thái vui vẻ sang giận dữ cả. Và cũng chẳng ai có phép để làm bạn phải có cảm xúc tiêu cực mà bạn không mong muốn cả. Tự mình chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình mới đúng. Cảm xúc đến từ bên trong con người bạn.

11. You’re easily offended – Dễ bị xúc phạm: nếu bạn biết rõ mình là ai và mình sống vì mục đích gì, khó có ai có thể xúc phạm bạn. Người có EQ luôn tự tin, mở lòng, luôn tiếp thu ý kiến người xung quanh nhưng chẳng bao giờ bị ảnh hưởng. Ai nói gì thì nói, họ hiểu rõ mình cần làm gì và phản ứng ra sao.

180 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page