top of page
Ảnh của tác giảPhi Van Nguyen

AGILE THẬP NHỊ CHIÊU

Đã cập nhật: 19 thg 7, 2021




Nhân từ khoá agile - linh hoạt nó quá hot, và nhân tôi đã lỡ chia sẻ đề tài này tại một số event kín 😎 cho một số tổ chức và tập đoàn đa quốc gia, thì thôi viết lại chia sẻ luôn cho các doanh nghiệp và cá nhân chưa có cơ hội nghe. Dù sao mùa này ở nhà rảnh quá cũng nên học thêm thứ này thứ kia cho nó bổ ngang bổ dọc lung tung chứ hả.


Lần trước tặng 4 câu thần chú agile rồi. Ai chưa đọc bài thì lấy từ khoá agile ra mà search trên blog nguyenphivan.com. Còn ai đọc rồi thì nhắc lại đó là 4 giá trị nền tảng của tư duy agile - linh hoạt. Sau khi hiểu về 4 giá trị nền tảng rồi thì bước tiếp theo là nên luyện 12 chiêu thức. Học thuộc khẩu quyết, đọc hàng ngày sau khi đánh răng, rồi luyện tập 8 tiếng một ngày thì chừng 21 ngày sau sẽ bắt đầu thấy công dụng 😅 Rồi cứ vậy luyện hoài chừng 1 năm sau thì thành Master, vô chiêu thắng hữu chiêu. OK hôn? Giờ học 12 chiêu thức nè:


1. Thay đổi là chuyện nhỏ: đời này thời này hằng số duy nhất là thay đổi. Hết! Cho nên, muốn agile thì đầu tiên hết phải bắt đầu từ tâm thế. Khi bản thân welcome change - sẵn sàng thay đổi, thì mới gọi là lót nền để học cách agile.


2. Giá trị đi trước là giá trị khôn: hồi xưa làm gì cũng đúng qui trình, chờ tới khi người ta ký tá xong hết mới bắt tay vào. Thời này là thời collab - cộng tác và xây dựng quan hệ tin tưởng cùng đồng hành, cùng tạo ra giá trị. Cho nên, chưa ký xong cũng cứ chụm đầu vào bàn bạc nghĩ ra giải pháp chung. Tạo giá trị cho đối tác, khách hàng ngay cả trước khi người ta làm xong thủ tục với mình đi. Có mất gì đâu. Giá trị đi trước là giá trị khôn mà.


3. Chia nhỏ dự án & tạo gía trị liên tục tại từng chốt chặn: Này là xương sống của tư duy agile. Đừng im im trong nhà tự làm tự sướng. Biết sao không? Một là thay đổi xảy ra hàng ngày, nếu mình không cập nhật thường xuyên thì có khi chưa làm xong dự án giải pháp đã lạc hậu. Hai là lỡ cần thêm này thêm nọ, điều chỉnh cập nhật theo nhu cầu phát sinh mà không hội ý với đối tác, khách hàng để nắm bắt thì làm xong sửa chết luôn. Cho nên, làm gì cũng chia nhỏ ra thành từng bước một. Xong bước nào show bước đó để cùng thảo luận, thống nhất với đối tác kết quả chặn một và hiệu chỉnh yêu cầu nếu có của những chặn tiếp theo. Khi linh hoạt xử lý như thế, dự án sẽ chuyển động mịn màng, hiệu quả hơn.


4. Team tự xử không chờ sếp: Muốn agile, team phải thật sự chủ động. Qua rồi thời sếp kêu thì dạ, sếp bắt thì họp, sếp la làng thì mới chụm vào giải quyết vấn đề. Kiểu đổ nước từ trên xuống như thác vậy xưa rồi. Muốn agile thì team phải là tập hợp của những con người cực chủ động. Gặp vấn đề là tự xúm lại bàn bạc tìm giải pháp. Sếp rảnh thì tag vô luôn. Sếp chưa rảnh thì tự thiết kế giải pháp rồi báo sếp để được ủng hộ. Team mà không cấu thành từ những con người chủ động thì no way có thể xây dựng 1 tổ chức agile.


5. Đụng chuyện là hội ý ngay: thời này mỗi ngày là một ngày mới. Chuyện ở đâu nó rớt xuống làm thay đổi mọi dự định, ý định, kế hoạch original của mình là đương nhiên. Cho nên, chỉ có một cách phản ứng thôi. Đụng chuyện cái là hội ý ngay để tìm ra cách giải. Ngồi chờ, chuyện nhỏ sẽ biến thành to, chỗ bị tắt sẽ biến thành hoại tử. Vấn đề con kiến bỗng biến thành quái thú. Tới chừng đó có muốn cũng không dẹp nổi.


6. Collab như tập thể dục mỗi ngày: Chữ này, collaboration - cộng tác, là từ khoá đinh nhất của tư duy agile. Cách tiếp cận kiều silo - mỗi phòng ban, mỗi team là một cái bể khác nhau, không ai liên quan ai là cách tốt nhất để làm cho một tổ chức bị tê liệt. Giống như tư duy thiết kế, muốn có idea xịn thì phải là một nhóm, một team từ nhiều background khác nhau cùng chụm đầu vào suy nghĩ. Nên collab là huyết mạch để giải quyết vấn đề. Chớ mạnh ai nấy đùng đẩy vấn đề qua lại, đổ thừa cho nhau, canh me chính trị chính em thì tổ chức sẽ suy nhược và cạn kiệt.


7. Team tin tưởng & cùng nhau chiến đấu: Muốn collab, muốn có team chủ động hội ý, tự xử, thì team đó phải tin tường nhau, cùng nhiệt huyết chiến đấu với nhau vì mục tiêu chung. Đánh trận mà đưa nghĩ đằng đông đứa tính đằng tây, không cùng chiến hào thì trận chưa đánh đã thua. Agile gì nổi.


8. Nói gì, làm gì cũng bắt đầu từ kết quả: Bắt đầu từ output, kết quả đầu ra mình muốn là gì, rồi mới tính ngược lại là mình cần làm gì. Đừng tạo ra một đống task, xong quánh nhau ì xèo trong nội bộ để delete task hay đùa task cho nhau mà quên rằng đời này cực kỳ đơn giản. Chỉ cần tạo ra kết quả cuối cùng. Còn chuyện trong nhà mình làm cho nó rối lên hay cực kỳ giản đơn người ngoài không quan tâm. Nếu đã không quan tâm, rối chi cho khổ vậy? Đơn giản chút. Đi cho đời nó nhẹ nhàng.


9. Làm nhiều đừng làm quá: team agile thì rất nhanh rất nguy hiểm, làm không thời gian không gian. Tuy nhiên, lâu lâu cũng phải bắt mạch coi có ai sắp xỉu vì đuối quá không thì cho nhau thời gian hít thở sâu. Đừng ép nhau quá rồi lăn ra bệnh thì cũng xong phim. Làm gì cũng cần sustainable - bền vững chút.


10. Gì gì chớ công nghệ cứ phải tốp xịn mịn: Này miễn bàn nha. Dù có agile kiểu gì thì kiểu, công nghệ sử dụng ứng dụng phải top và xuất sắc. Chớ ý tưởng hay ho, team collab ghê gớm mà tech giới thì lực bất tòng tâm. Đời này, muốn thì nhiều, làm hổng tới. Vậy, thì agile làm gì cho mất thời gian.


11. Đơn giản thôi cho dễ: con người kỳ lắm, cực thích sự rắc rối, phức tạp, khó hiểu. Hình như nói những thứ không ai hiểu, loanh quanh trong mớ bòng bong thì cảm giác nó cao siêu hơn hay sao á. Trong khi đỉnh cao của sự tinh tế lại là tận cùng của sự đơn giản. Cuối cùng, đơn giản mới là đích đến. Đơn giản thì dễ sử dụng, dễ tiếp cận, dễ collab. Bắt đầu từ đó, với người dùng, với đối tác, với khách hàng, với team thì dễ chạm vào kết quả hơn.


12. Làm xong nhớ phản tư & hiệu chỉnh: không có thứ gì trên đời làm một lần mà hoàn hảo. Không có giải pháp nào trên đời launch một cái là giải hết mọi vấn đề. Thứ gì cũng cần phải thử nghiệm, hiệu chỉnh, tối ưu. Mà chuyện đó thì làm hoài làm hoài hông có điểm dừng. Cho nên, đừng chủ quan. Làm xong cứ phải phản tư và hiệu chỉnh liên tục.

4.984 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page