top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

DÂN TỘC TÍNH



Hỏi: Chị nghĩ gì về “dân tộc tính” – yếu tố này có thể đẩy doanh nghiệp lên, cũng có thể dìm doanh nghiệp xuống trong một cuộc chơi kinh tế toàn cầu không?


Trả lời: Người có tư duy toàn cầu nhất thật ra là người biết quý trọng di sản riêng của dân tộc mình nhất. Khi ta tư duy toàn cầu, ta hiểu rất rõ những giá trị nền tảng chung của nhân loại, nhưng ta cũng học cách tôn trọng và yêu quý những giá trị riêng của từng dân tộc. Điểm chung, ví dụ như sự tử tế, là nền tảng để ta tương tác với mọi người dù họ là ai, từ đâu đến, thuộc nhóm xã hội hay sắc tộc nào. Thiếu nó, ta không chia sẻ giá trị chung, không có điểm tương đồng để kết nối và tương tác. Ngược lại, chính sự khác biệt, đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá, tập quán, vv lại là chất xúc tác để những kết nối của ta trở nên phong phú hơn, ý nghĩa hơn, thú vị hơn. Thế giới sẽ vô cùng nhàm chán khi ai cũng giống ai.


Nhưng thế giới sẽ rất cô đơn nếu con người không chia sẻ môt số giá trị chung nào đó. Là người đã sống, làm việc, và trải nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết dung hoà. Cần phải thấy sự bao la để biết yêu thương một góc ao làng. Cần phải thấy sự vĩ đại để biết trân quý những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Và cần phải biết mở lòng ra ôm cả thế giới vào lòng để hiểu thế nào là tự hào dân tộc Việt Nam. Những cái nhìn thiển cận, ếch ngồi đáy giếng sẽ khiến cho ta khập khiễng trên hành trình bước ra thế giới.

16 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page