Muốn có trí tuệ cảm xúc, trước hết phải hiểu về cảm xúc. Cũng như đọc chữ thôi, phải học nhận biết con chữ và có kỹ năng đọc. Đối với cảm xúc, ta cũng cần học nhận biết cảm xúc bằng ngôn ngữ và hiểu cách vận hành của nó. Hôm nay chia sẻ với các bạn Vòng tròn cảm xúc – Wheel of emotion do Robert Plutchik, một giáo sư ngành y tại đại học Albert Enstein vẽ ra.
Các bạn nhìn vào bánh xe nhiều màu dưới đây. Có 8 màu tượng trưng cho 8 góc độ cảm xúc chính bao gồm: anger – giận dữ, anticipation – mong muốn, joy – vui vẻ, trust – tin tưởng, fear – sợ hãi, surprise – ngạc nhiên, sadness – buồn, disgust – khinh bỉ.
Mức độ tăng dần của cảm xúc đi từ ngoài vào trong và biến đổi trạng thái khi chuyển đổi, ví dụ từ sadness – buồn có thể tăng lên thành grief – đau khổ. Do đó, nếu chúng ta không nhận biết và xử lý cảm xúc của mình, từ buồn ta có thể trở nên đau khổ khi nó tăng cường độ.
Cảm xúc có đối lập. Đối diện với từng cảm xúc trong vòng tròn là cảm xúc đối lập của nó. Ví dụ đối lập với trust – tin tưởng là disgust – khinh bỉ.
Những cảm xúc nằm trên nền không màu là những cảm xúc được sinh ra từ 2 cảm xúc chính, ví dụ anticipation – mong đợi và joy – vui vẻ kết hợp lại tạo ra optimism – lạc quan, joy – vui vẻ kết hợp với trust – tin tưởng tạo ra love – yêu thương.
Vòng tròn cảm xúc được tạo ra để bạn hiểu và nhận biết được, gọi tên được những cảm xúc của mình. Khi đã nhận biết rồi, bạn mới hiểu nó có thể biến đổi tích cực hay tiêu cực thế nào, với cường độ thế nào, và tương tác thế nào. Điều này sẽ giúp bạn đạt được level đầu tiên trong việc luyện EQ – nhận biết cảm xúc.
Comments