top of page
Ảnh của tác giảPhi Van Nguyen

Nguyên lý thành công (Phần 3)

Đã cập nhật: 30 thg 9, 2022



Đây là nguyên lý thứ 3 trong các nguyên tắc thành công của Ray Dalio. Nếu chưa đọc phần 1 & 2, các bạn nên quay lại đọc 2 bài đó trước nhé.

Nguyên lý 3: Be radically open-minded - Rèn luyện tư duy mở một cách triệt để và toàn diện

Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng bậc nhất tỏng tất cả các nguyên tắc, vì đây là cách tốt nhất để bạn có thể vòng qua 2 trở lực lớn nhất trong đời đang ngăn cản bạn thành công.

3.1 Recognize your two barriers - Nhận diện 2 trở lực

Hai trở lực lớn nhất, phá đám nhất khiến bạn không thể thành công là 1. Ego - Cái tôi và 2. Your blind spots - Điểm mù của bản thân.

Ai sinh ra trên đời cũng bị auto cài một thứ, là không chấp nhận điểm yếu và lỗi lầm của bản thân. Ai cũng muốn được tôn trọng, yêu quí, và ai cũng sợ bị chối bỏ, sợ mình không còn quan trọng, sợ mình không còn chút ảnh hưởng nào đối với người khác. Tiềm thức nó đã cấu tạo như thế, và não chỉ kích hoạt cảm xúc khi bất kỳ thứ gì từ thế giới bên ngoài nó chạm vào nhu cầu và nỗi sợ đó của con người. Cho nên, luôn có 2 con người đối lập nhau trong mỗi con người, con người gọi là lower-self của tiềm thức, bản năng và con người của higher-self - nhận thức và có trí huệ. Ego là con người thấp kém, bản năng trong bạn luôn muốn chứng tỏ mình đúng cho dù sự thật có thế nào.


Cho đến khi nào hiểu cách vận hành của 2 con người này trong cùng một bản thể “bạn” thì bạn mới nhận ra mình cần phải học và rèn luyện con người higher-self - cao cả trí huệ hơn. Khi đó, bạn mới thật sự không hay ít bị ảnh hưởng bởi ego và mới có thể có tư duy mở được. Ngày nào mà cái tôi còn quá lớn và lấn át thì ngày đó bạn sẽ không bao giờ đủ open để chạm vào sự thật, để đưa ra quyết định tốt nhất trong mọi tình huống.

Bên cạnh đó, ai cũng có blind spots - điểm mù. Đây là trở lực nguy hiểm thứ 2. Ai cũng vậy. Ai cũng có cách nhìn, góc nhìn cá nhân của mình, và vì vậy mà bạn chỉ có thể nhìn theo một cách, cách của bạn. Cũng vì vậy, bạn có thể sẽ bỏ qua và không nhìn thấy những sự thật khác, không liên quan đến góc nhìn của bạn. Mà đã mù, không “thấy”, thì làm sao có thể appreciate - trân quý những thứ mình không thấy? Thành ra, đã mù màu thì màu nào cũng là 1 màu hết, làm sao biết tồn tại bất kỳ khái niệm màu nào khác? Cũng vỉ vậy, ít người hiểu và appreciate góc nhìn của người khác, khi nó không liên quan gì đến góc nhìn và cách nghĩ của mình. Như vậy, là bạn đang bị mù, và điểm mù này ngăn cản bạn nhìn thấy sự thật hay bức tranh tổng thể hơn tạo nên 100% sự thật.

3.2 Practice radical open-mindedness - Rèn luyện tư duy mở triệt để và toàn diện

Ai biết mình mù thì còn biết cách học cho hết mù. Chớ người không biết mình mù thì chịu. Đọc tới đây, nếu hiểu rằng ai cũng có blind spots - điểm mù, và bản thân mình cũng thế, thì lo mà đi học cách xoá mù. Nếu không, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định và lựa chọn tối ưu nhất cho bạn. Học cách tin rằng bạn không hề biết lựa chọn tốt nhất và những điều mình chưa biết nó còn nhiều gấp vạn lần thứ mình đã biết. Luôn trong tâm thế mở lòng học hỏi, ngay cả trong những ngữ cảnh mà bạn cho là mình rành rẽ nhất.

Học cách lùi lại, vì đưa ra quyết định cần 2 vế, vế 1 là nắm hết thông tin liên quan, vế 2 mới là quyết định. Nếu bạn không có tất cả thông tin liên quan và mở lòng để nhìn thấy thông tin đúng và chính xác nhất từ mọi người một cách không thành kiến, bạn không có cách nào đưa quyết định khách quan và tối ưu nhất. Đừng suốt ngày lo giữ mặt mày, hãy lo đạt được mục tiêu. Mình nhận sai cũng có sao đâu, nếu đạt được mục tiêu? Không ai tạo ra được thành quả gì nếu không có input đầu vào. Mà đầu vào phải là sự thật hiển hiện như nó là, không qua bất kỳ lăng kính méo mó nào, và ngay cả khi sự thật đến từ người khác, không bị ảnh hưởng bởi sự phán xét cá nhân của bạn. Cuối cùng, điều bạn muốn là tìm ra lời giải tốt nhất, chứ không phải là lời giải tốt nhất của bạn.


3.3 Appreciate the art of thoughtful disagreement - Trân trọng nghệ thuật bất đồng một cách có suy nghĩ

Khi hai người bất đồng quan điểm, có thể 1 người sai. Vậy thì tìm ra ai đúng sẽ có ích hơn là chứng minh người ta sai mình đúng. Khi cả hai biết suy nghĩ và bất đồng một cách có suy nghĩ, cả hai sẽ cùng hướng tới việc tìm ra sự thật chứ không đánh nhau để tranh giành sự đúng. Trận đấu ego tôi đúng anh sai là trận nhân loại ngày nào cũng tranh nhau đánh, một cách mù loà, phí phạm thời gian và nguồn lực mà chẳng đạt được bất kỳ thành quả tối ưu nào.


Nỗi đau lớn nhất của nhân loại cho tới giờ phút này là quẩn quanh trong cách nghĩ của bản thân, rồi vì thế mà đưa ra quyết định tồi tệ. Trong khi đó, con người hoàn toàn có thể bất đồng một cách có suy nghĩ, củng nhau đi tìm giải pháp đúng và cùng cộng tác thực hiện.

3.4 Triangulate your view with believable people who are willing to disagree - Nhờ hai bên khác bất đồng một cách có suy nghĩ về vấn đề của mình

Một trong những cách hay giúp bạn nhìn thấy rõ sự thật là lắng nghe 2 bên khác tranh luận về vấn đề của bản thân. Khi cả hai bất đồng có suy nghĩ thấu đáo và đưa ra biện luận cho quan điểm của họ, bạn thật ra học được và nhìn thấy rất nhiều góc khác của vấn đề. Có điều, đây phải là những người bạn tin tưởng.


Ngoài ra, nếu phải chạm vào tình huống tệ hại nhất thì cũng nên lên kế hoạch cho sự tệ đó nó xảy ra một cách tốt nhất có thể.

3.5 Recognize the signs of close-mindedness and open-mindedness that you should watch out for - Nhận dạng dấu hiệu tư duy mở & tư duy đóng

Người có tư duy mở và tư duy đóng vận hành và biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Người có tư duy đóng:

  • không thích ý kiến của mình bị bất kỳ ai phản đối

  • thường nêu ý kiến hơn là đặt câu hỏi

  • quan trọng chuyện người khác hiểu mình chứ không phải là mình hiểu người khác.

  • hay nói “tôi có thể sai nhưng đây là ý kiến của tôi…”

  • không cho người khác nói

  • không cho phép 2 luồng suy nghĩ khác nhau tồn tại

  • thiếu khiêm tốn


3.6 Understand how you can become radically open-minded - Hiểu cách rèn luyện cho bản thân có tư duy mở

  • Biến nỗi đâu thành cơ hội phản tư: thường thì khi ai đó phản đối hay chỉ ra điểm yếu của mình thì bạn sẽ rất khó chịu, bực bội, stress…. Đây chính là lúc tốt nhất để bạn phản tư xem đó có phải là lý do gây ra tư duy đóng hay không. Điều này không dễ nhưng nó phụ thuộc vào góc nhìn thôi. Nếu có thể qua đó nhìn thấy và cải tiến cho tư duy bản thân ngày càng mở thì chỉ có lợi cho bạn thôi.

  • Tập làm sao cho tư duy mở nó biến thành thói quen, làm gì cũng nghĩ đến và ứng dụng nó. Đôi khi, bạn cần lùi lại, bình tĩnh hơn, chậm lại chỉ để hoá giải và cởi bỏ nút thắt trong chính bản thân mình.

  • Quan sát bản thân để hiểu rõ đâu là điểm mù của mình mà tránh. Đôi khi, vì mù nên không thấy, vì không thấy nên phản ứng sai.

  • Nếu những người tin cậy của bạn đều cho rằng bạn đang sai, chỉ có bạn nghĩ mình đúng, thì có lẽ bạn nên xem lại vì có thể bạn đang vận hành dựa vào thành kiến cá nhân.

  • Thiền để nâng cao khả năng tập trung

  • Dựa vào bằng chứng, dữ liệu và khuyến khích mọi người xung quanh vận hành theo nguyên tắc đó

  • Làm tất cả những gì có thể để giúp mọi người xung quanh rèn luyện tư duy mở. Cách bạn bình tĩnh, sử dụng tư duy mở để giải quyết vấn đề thay vì đánh nhau cũng là cách ảnh hưởng người khác

  • Biết khi nào nên dừng lại, không cãi vã đánh nhau nữa và tin tưởng vào quyết định của mình: đương nhiên dựa vào dữ liệu ai cũng có thể chiến đấu bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng đôi khi, bạn cũng cảnh phải học tin vào những người đáng tin và để tư duy mở để xuôi theo quyết định của số đông.


Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn hiểu sự thật để đưa ra quyết định tốt nhất, tối ưu nhất cho bản thân. Nếu bạn muốn thành công, đạt được mục tiêu đề ra thay vì chúi đầu vào chuyện bản thân hay ai đó đúng sai, bạn sẽ học được cách giữ cho tư duy mình luôn mở và ngày càng mở. Người có tư duy càng mở thì càng thành công.

3.848 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page