top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

OPENNESS



Con người mình, não hoạt động tốt nhất khi mình có cái gọi là openness – là mở toang cửa sổ, cửa cái, cửa gara gì gì đó của cái đầu ra, tiếp nhận và tò mò hết những thứ gọi là mới, without prejudice – bỏ qua không có xen kẽ hay lăng tăng chuyện quánh giá, chê bai vùi dập người ta trước khi hiểu hết ngọn nguồn. Làm được không? Có openness thì mới có sáng tạo, có cuộc sống đầy cảm hứng, có động lực luôn luôn hướng về phía trước.


Nhiều bạn inbox hỏi, sao chị lấy đâu ra năng lượng và làm việc, di chuyển gì mà tầng suất siêu dữ vậy. Trả lời vì tôi luôn open. Tuần trước nói với đứa em, cứ đáp xuống nơi nào khác là thấy đầy năng lượng, vì biết mình sắp học được, gặp được, trải được nhiều thứ mới mẻ, hay ho lắm. Vậy thôi là đủ đã rồi. Nên làm nhiều, đi nhiều, lại là cách nạp năng lượng. Này năng lượng tái tạo organic luôn đó nhe, không cần tấm pin năng lượng măt trời gì hết á.

Nên đừng hỏi sao mình cứ mệt mỏi, ù lì, ủ rũ, hông sáng tạo được.


Muốn, thì phải start từ cái openness này. Không mở ra thì sao cái mới vào. Cái mới không vào thì sao có cảm hứng mà sáng tạo gì. Không lẽ có nhiêu thứ cũ kỹ đó xào lăn hoài mà ra sáng tạo? Nên đi nhiều, trải nhiều, mở lòng nhiều để lắng nghe vũ trụ thì sáng tạo được thôi. Sáng tạo, không phải là khả năng thiên phú cho vài người. Sáng tạo, nhớ nhe, chẳng phải là mặc quần rách và để tóc dài. Người ta quần rách tóc dài kệ người ta. Có thể đó là cốt cách của người ta nó biểu hiện ra như vậy. Không phải mình cứ bắt chước thế thì thành người sáng tạo. Sáng tạo là tư duy và cách tiếp cận nhe.


Giờ, làm sao để nuôi dưỡng cái sự openness, và nuôi dưỡng mầm sáng tạo đây? Thử vài chiêu tôi thích xem hợp với dáng bạn không?


1. Switch off & enter into the state of “being” – Ngắt kết nối & nhập vào vùng “lặng”: não nó làm việc cũng mệt chớ, cũng phải cho nghỉ giữa giờ chớ. Cứ chạy vù vù mấy chục km/giờ hoài sao chịu nổi. Phải có thời gian không làm gì, có thể ngủ, có thể suy nghĩ vẩn vơ, có thể đi đâu đó nhìn ngắm thiên nhiên và thế gian. Đó chính là thời gian bạn cho phép mình nhập vào vùng “being – hiện diện”. Hiện diện là khi bạn thật sự ở đó, cảm nhận mọi thứ xung quanh mình, lắng nghe hơi thở của vạn vật, vui buồn theo xúc cảm của trời đất, vũ trụ. Đừng có lướt lướt qua và check FB mỗi 5 phút như thế. Không hiện diện làm sao có cảm xúc, có cảm hứng mà sáng tạo. Nghe bài The Windmill of your mind chưa? Đó là khi não bạn như cái cối xay. Nó cứ quay tíu tít thì chỗ đâu mà nghĩ ra cái gì khác chớ.

‘Creative potentials are usually blocked by the busyness of our minds and our lives. In order for them to emerge, both our lives and our minds have to become relatively empty and quiet.’ — Steve Taylor PhD, Psychology Today “Khả năng sáng tạo thường bị nhốt lại khi cuộc sống và não ta quá bận rộn. Nếu muốn cuộc sống và đầu óc ta sáng tạo, chỉ có cách là bắt chúng phải đổ hết ra cho trống và im hết lại cho lặng”. Này tiến sỹ tâm lý nói nhe.


2. Exercise - Tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày: làm gì cũng được, chạy bộ, yoga, đi bộ, tập gym, vv để có thể dục là OK. Khi cơ thể vận động, sẽ giúp não giảm stress, cơ thể thoải mái, ngủ ngon hơn, vậy thì sáng tạo thôi chớ gì.


3. Be curious – Kích thích óc tò mò: thích tìm hiểu cái mới, thích nghiên cứu tìm tòi cho ra lẽ những gì nó chạm vào đời mình là hay, vì nó tạo ra những kết nối mới cho não. Não nó kinh lắm. Cứ bổn cũ soạn lại, màn cũ cảnh cũ hoài là nó thích lắm, vì không tốn năng lượng. Có điều, vùng an toàn này nó không cho phép ta sáng tạo. Nó thích ta ù lì, nghe lời cứ vậy mà làm cho nó đỡ mệt.

‘There is no other avenue to cultivating creative work aside from impassioned curiosity.’ — Faisal Hoque, Fast Company “Không có cách nào khác để sáng tạo ngoài cách đam mê tìm tòi nghiên cứu”


Vậy đi ha. Đừng đổ thừa ba má sinh em ra không có khả năng sáng tạo nhe. Sáng tạo là trong cách ta tiếp cận với cuộc sống, công việc của chính mình, không liên quan tới chuyện bề ngoài đâu hen. Ở trong đó nó sáng tạo, thì ở bên ngoài nó thay đổi theo, không phải ngược lại.

20 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

ĐÃ LÀM GÌ ĐÂU?

Comments


bottom of page